Trước 1930

Danh thiếp thợ ảnh của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ hoạt động ở Pari, Pháp (1919-1923)

Khách sạn Cáclơtơn (Carlton) ở Luân Đôn (London), nước Anh, nơi Nguyễn Tất Thành làm thuê trong những năm 1914-1917

Khách sạn Parker ở thành phố Boston, nước Mỹ, nơi Nguyễn Tất Thành làm thuê trong những năm 1912-1913

Nguyễn Ái Quốc ở Pháp năm 1920

Tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (L’Admiral Latouche Trévill), nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp khi rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước (6/1911)

Trên đường vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết từ tháng 9/1910 đến tháng 2/1911

Nguyễn Tất Thành tham gia biểu tình chống thuế (1908)

Trường Quốc học Huế, nơi Nguyễn Tất Thành đã học tập trong những năm 1907-1908

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cụ Hoàng Thị Loan (1868-1901), thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950), anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bà Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngôi nhà quê nội - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống cùng gia đình (làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)

Ngôi nhà quê ngoại - nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)

Khách sạn Trung tâm Mátxcơva, nơi Nguyễn Ái Quốc ở trong thời gian dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (7/1924)

Bài “Lênin và các dân tộc thuộc địa” của Nguyễn Ái Quốc, đăng báo Sự Thật, Liên Xô (27/1/1924)

Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923)

Sách Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc, xuất bản lần đầu tiên ở Pháp năm 1925

Trụ sở đầu tiên của báo Người cùng khổ (Le Paria), nhà số 16, phố Giắccơ - Calô (Jacques Calot), quận IV, thủ đô Pari, nước Pháp

Báo Người cùng khổ (Le Paria), Cơ quan Ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc và một số nhà cách mạng sáng lập, phát hành trong những năm 1922-1926 (Số 24, tháng 4/1924)

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (12/1920)

Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành Tua (Tours), Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách là đại biểu Đông Dương, tháng 12/1920, (Nguyễn Ái Quốc ngồi đầu dãy bàn thứ hai, phía tay trái Đoàn Chủ tịch)

Thẻ đảng viên Đảng Cộng sản Pháp của Nguyễn Ái Quốc với tên Hăngri Trần (Henri Tchen) năm 1922

Bản yêu sách Tám điểm của nhân dân Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc và nhóm người Việt Nam yêu nước gửi Nghị viện Pháp và các đoàn đại biểu dự Hội nghị Vécxây (6/1919)

Bản yêu sách Tám điểm của nhân dân Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc và nhóm người Việt Nam yêu nước gửi Nghị viện Pháp và các đoàn đại biểu dự Hội nghị Vécxây (6/1919)

Viên gạch, Nguyễn Ái Quốc dùng để sưởi ấm trong những ngày đông giá lạnh ở Pari, nước Pháp

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại diễn đàn của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 họp năm 1924 ở Mátxcơva, với tư cách là đại biểu của Bộ thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp

Báo "Người cùng khổ", cơ quan ngôn luận của vô sản thuộc địa do Người sáng lập, làm chủ bút kiêm chủ nhiệm, phát hành trong những năm 1922 đến năm 1924, từ Pari kêu gọi và tổ chức các dân tộc bị áp bức vùng lên giải phóng

Bản án chế độ thực dân Pháp do Người viết bằng tiếng Pháp từ năm 1921, xuất bản lần đầu tiên ở Pháp năm 1925, là tiếng kèn tập hợp các dân tộc thuộc địa doàn kết đấu tranh chống chế độ thực dân

Ngôi nhà số 9, ngõ hẻm Com Poăng (Pari), nơi Người trọ từ năm 1920 đến năm 1923

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc năm 30 tuổi ở Pháp

"Đường Kách mệnh" là cuốn sách lý luận do Người soạn để đào tạo cán bộ cho phong trào Cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5